Những ngày gần đây, Vua kem liên tục nhận được các cuộc gọi và Email hỏi về việc tư vấn mở cửa hàng kem, cần chuẩn bị những gì, cần “khởi động” như thế nào để có thể nhanh thu hồi vốn và thành công? Đây không chỉ là câu hỏi của các bạn mới có ý định mở quán mà ngay cả với những quán kem đã và đang đi vào hoạt động đôi khi vẫn còn gặp nhiều rắc rối.
Thời tiết Hà Nội và các tỉnh miền Bắc những ngày nay đang dần nóng lên. Đây chính là dấu hiệu tốt cho các quán kem bắt đầu một mùa kinh doanh “bận rộn”. Vậy hôm nay, Vua kem sẽ tư vấn giúp bạn, giúp bạn giải quyết mọi thắc mắc để có kinh nghiệm làm kem tốt nhất nhé.
Bước 1: Chọn hình thức kinh doanh "Nhượng quyền" hoặc "Tự lập"
Chọn đúng phương thức kinh doanh chính là điều đầu tiên giúp bạn thành công
Bạn nên suy nghĩ xem có nên quyết định đầu tư vào một thương hiệu đã thành công, có tiềm năng hay mở cửa hàng kem của riêng bạn. Lợi ích để khi mua lại một cửa hàng kem sẵn có là bạn sẽ có người hướng dẫn bạn tiếp tục quá trình kinh doanh, bạn cũng sẽ sẵn có và các nội thất, nguyên liệu, cửa hàng, thiết kế, nhân viên và quan trọng hơn là 1 lượng khách hàng sẵn có. Tuy nhiên, họ có thể yêu cầu vốn trả trước đáng kể. Còn khi kinh doanh độc lập, bạn có thể tự do quyết định đầu tư bao nhiêu hay tự cân bằng tài chính trong khả năng của bạn, nhưng như vậy bạn sẽ phải hiểu là mình phải xây dựng một nền móng vững chắc ngay từ ban đầu.
Bước 2: Nghiên cứu khách hàng và "đối thủ"
Có lẽ bạn đang nghĩ tôi viết nhầm ? Nghiên cứu khách hàng là việc đương nhiên rồi, nhưng tại sao bạn lại phải nghiên cứu đối thủ của mình làm gì chứ? Vậy thì bạn có lẽ bạn chưa phải là một nhà kinh doanh chuyên nghiệp rồi. Nghiên cứu đối thủ chính là một điều vô cùng cần thiết khi bạn định kinh doanh bất cứ một lĩnh vực nào. Ngay khi bạn có ý tưởng về việc kinh doanh một nhà hàng hay một quán kem, hãy tìm ngay đến các cửa hàng, quán kem gần bạn nhất và tìm hiều mọi thứ về họ. Họ có đông khách không, giá bán của họ như thế nào, hình thức kinh doanh của họ, không gian quán/nhà hàng của họ và phản hồi của khách đối với tất cả những thứ đó để lấy kinh nghiệm để cho mình và nhớ là ăn thử 1 số loại kem đặc biệt của họ nhé.
Nếu bạn làm tốt bước này thì bạn đã chạm tới gần 1/3 thành công rồi đó. Nhớ là phải tìm kiếm và phân tích tất cả các nhà hàng, quán kem mà bạn có thể tìm thấy, ít nhất là trong vòng bán kính 5km nhé.
Bước 3: Tìm nhà cung cấp "an toàn" và ổn định
Việc này rất cần thiết và cũng khá gian nan nếu bạn chưa từng kinh doanh trong lĩnh vực này. Bởi vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp do ham lợi nhuận mà bất chấp để cung cấp các nguyên liệu pha trộn, chứa nhiều hoá chất công nghiệp, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Dẫn đến chất lượng kem thành phẩm kém chất lượng, trường hợp xấu có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Vậy nên việc tìm một nhà cung cấp an toàn cũng là một việc làm quan trọng, đảm bảo được nguyên liệu tốt, an toàn, tạo hương vị kem thơm ngon chính là bạn đã đạt được 2/3 thành công rồi đó.
Ngoài nguyên liệu, thì bạn cũng cần tìm được các thiết bị hỗ trợ cũng như trang trí và phục vụ kem không thể thiếu như máy làm kem, ốc quế cây, ốc quế trang trí, ly hoặc cốc đựng kem. Do giá mua máy làm kem mới khá là cao nên hiện nay để phù hợp với nhu cầu của nhiều chủ cửa hàng, nhiều nhà cung cấp máy làm kem cũng có các dịch vụ cho thuê máy làm kem theo ngày, theo tháng hoặc theo thời vụ. Đây cũng là một hình thức an toàn giúp cho các chủ quán mới, vì vốn đầu tư ban đầu không quá cao, lại được chăm sóc tận tình trong quá trình thuê, tất cả từ kỹ thuận đến máy móc. Bạn chỉ cần đặt cọc 1 số tiền nhất định và làm hợp đồng thuê theo nhu cầu, sau thời gian đó nếu bạn thấy cửa hàng đã đi vào hoạt động tốt, lượng khách hàng thân thiết khá ổn định thì bạn có thể nghĩ tới việc mua lại ngay chiếc máy làm kem đó hoặc nếu lượng khách đông hơn bạn có thể mua thêm 1-2 chiếc nữa cũng an toàn hơn so với việc mua ngay từ ban đầu. Thêm nữa bạn cần nghiên cứu các chi phí thiết bị, máy móc, đồ dùng, nguyên liệu như tủ lạnh, kệ, bàn ghế, bát đĩa, ly, tủ bảo quản và các nhà cung cấp kem.
Bước 4: Tạo Menu "hấp dẫn"
Liệt kê danh sách các sản phẩm mà bạn dự định bán trong cửa hàng của bạn, chẳng hạn như các loại kem cụ thể, các công thức chuẩn, các hương vị "độc quyền", thêm 1 số đồ uống đóng chai, cookies, sinh tố.
Tốt nhất bạn nên có thời gian chuẩn bị 1 Menu thật hấp dẫn vào, bởi vì khách hàng sẽ không đợi chờ bạn giải thích dài dòng đâu. Thứ đầu tiên họ muốn nhìn thấy là một Menu kèm hình ảnh và giá vô cùng hợp lý. Nếu có thể, thời gian trước khi mở quán bạn nên có thời gian làm thử các món kem trong thực đơn của mình, trang trí chúng thật đẹp và chụp hình chúng cho vào menu thật sẽ tốt hơn là nhưng đừng quá tay và nên giống với sản phẩm khi được phục vụ là tốt nhất, tránh trường hợp hình chụp quá “lung linh” mà sản phẩm bán lại không giống tẹo nào.
Bước 5: Chọn và tạo “view đẹp”
Tiếp theo hãy chọn địa điểm thích hợp cho cửa hàng kem của bạn để thu hút được các đối tượng khách hàng mong đợi. Trung tâm thành phố, bên bờ hồ, gần công viên, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm sầm uất và khu dân cư dành cho gia đình là những gợi ý hay. Hãy nhớ xem xét cả tình hình giao thông xung quanh để khách hàng dễ dàng bước vào quán của bạn. Ngoài việc bạn cần phải đảm bảo rằng bạn có đủ chỗ dự trữ đầy đủ cho kem để giao hàng, bạn cần chú quan tâm tới cách bố trí và trang trí cửa hàng của bạn theo một phong cách nào đó vừa phù hợp với phương thức kinh doanh vừa đẹp mắt và thuận tiện cho việc di chuyển trong quán. Bạn cũng tránh việc trang trí quá rối mắt nhé, thêm một số bản nhạc nền và các ca khúc đang được ưu thích để tạo thêm không gian cho quán nhé.
Bạn nên xây dựng kế hoạch kinh doanh cho quán kem của bạn thật kỹ lưỡng và chi tiết như mình đã nói ở các bước trên như nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu, ý tưởng thiết kế quán, vị trí tiềm năng xung quanh thành phố, kỹ thuật quảng cáo, làm thế nào thu hút hơn các đối thủ cạnh tranh.
Bước 6: Đăng ký kinh doanh
Sau khi đã có được mặt bằng, ý tưởng kinh doanh chi tiết, bạn cần đến sở kế hoạch đầu tư và sở y tế thành phố để hoàn tất các thủ tục, giấy phép kinh doanh và các giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Quán kem chỉ đóng thuế khoán dưới hình thức Hộ kinh doanh cá thể.
Bước 7: Cuối cùng thì hãy bắt tay vào thực hiện quán kem của riêng mình đi thôi nào!
Công ty TNHH thực phẩm Phú An (Phu An Food Co.,Ltd)
Trụ sở: 26 Liền kề 14 Mậu Lương, P. Kiến Hưng, Q. Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (+844) 6689 1111